Giải cứu nữ Việt kiều bị hoại tử ngực sau 3 năm dùng hóa chất nâng ngực
Chiều 10-7, Bệnh viện JW Hàn Quốc đã tiếp nhận trường hợp của chị H (37 tuổi) người Việt quốc tịch Trung Quốc trong tình trạng ngực đau đớn dữ dội và có hiện tượng biến dạng.
Theo lời kể của chị H, cách đây 3 năm chị tìm đến một bệnh viện tại Thái Lan để nâng ngực. Tại đây, bác sĩ đã dùng một loại chất lỏng (được cho là mỡ nhân tạo) để đưa vào ngực. Sau một thời gian, dáng ngực của chị H có xuất hiện những cơn đau thắt, hai bên ngực dần bị biến dạng khiến vòng 1 không đều nhau.
Cảm thấy lo lắng và bất an về tình trạng ngực của mình, chị H tìm đến một bệnh viện để chụp nhũ ảnh ngực. Trong quá trình kiểm tra, khi đầu phim đè vào thành ngực thì chị H bị đau đớn nhiều, cảm giác chất lỏng đang chảy xuống phần cơ thành bụng của mình.
Đến với Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc trong tâm thế lo lắng và hoang mang, chị H được TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện JW thăm khám và phẫu thuật điều trị.
Theo Bác sĩ Tú Dung: “Tình trạng của chị H đã trải qua thẩm mỹ ngực nhưng không đảm bảo an toàn. Toàn bộ dáng ngực được làm đầy bằng silicon gây biến chứng nặng nề. Do đó, chúng tôi phải trực tiếp tái phẫu thuật, nạo bỏ toàn bộ silicon ra ngoài để đảm bảo an toàn tránh biến chứng tiếp tục xuất hiện”.
Trong quá trình điều trị, ngực của chị H được các bác sĩ tại JW lấy ra hơn một lít chất lỏng dạng bơ vàng. Tất cả các phần mô cơ và tuyến ngực đã xuất hiện hoại tử lan rộng xuống vùng bụng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Qua đây, Bác sĩ Tú Dung cảnh báo chị em phụ nữ: “Trong y học hiện nay không hề có mỡ nhân tạo và cũng không có hoá chất nào làm đầy ngực cả lít như vậy. Khi làm đẹp mọi người phải hết sức tỉnh táo, tìm hiểu thông tin rõ ràng và tìm cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có tay nghề để đảm bảo an toàn cho bản thân”.
Hiện tại bệnh nhân H đã được ổn định, tiếp tục theo dõi sử dụng kháng sinh để tăng cường sức đề kháng phục hồi sức khoẻ.
8 vấn đề cần lưu ý trước khi quyết định nâng ngực
1. Những trường hợp không nên nâng ngực
+ Để tránh cho hình dạng và kích thước ngực bị thay đổi, người đang tích cực giảm cân hoặc tăng cân cần chờ đến khi cơ thể có trọng lượng ổn định rồi mới phẫu thuật.
+ Người có tiền sử với bệnh u nang vú hoặc trong gia đình có nhiều người thân mắc bệnh ung thư vú.
+ Người có thai, đang cho con bú, mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường.
2. Phẫu thuật nâng ngực trong độ tuổi nào là tốt nhất?
Một số khảo sát cho thấy phụ nữ ở độ tuổi 40 và 50 đã trải qua phẫu thuật ngực với kết quả tốt. Song khách hàng phổ biến của hình thức phẫu thuật này vẫn là phụ nữ trong độ tuổi 30.
3. Nâng ngực có làm gia tăng nguy cơ ung thư vú hay không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ đặt túi nâng ngực không nằm trong nhóm có nguy cơ gia tăng bệnh ung thư vú. Đồng thời, vòng một được cấy ghép cũng không cản trở việc tầm soát các khối u ở vú.
Nâng ngực nội soi và những điều cần lưu ý
4. Đặt túi ngực có thể áp dụng cho người ngực xệ hay không?
Thông thường, kỹ thuật đặt túi nâng ngực được áp dụng cho phụ nữ có nhu cầu làm vòng một to hơn. Riêng đối với phụ nữ có vú bị chảy xệ nhiều do tuổi tác, quá trình phẫu thuật sẽ kết hợp đặt túi cùng việc cắt bỏ bớt phần da thừa để tạo hình lại cho ngực. Phương pháp mổ hở ở dưới đường nếp vú (nếp lằn dưới vú) sẽ được thực hiện trong trường hợp này.
5. Nên chọn bác sĩ như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi nâng ngực
+ Đó là bác sỹ hoạt động trong các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ có giấy phép, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm.
+ Bác sĩ hoạt động đúng chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề rõ ràng.
+ Đó là một bác sỹ mà bạn cảm thấy tin tưởng sau quá trình tư vấn.
+ Trước khi nâng ngực bác sĩ phải có khuyến cáo riêng cho từng trường hợp, định lượng mức độ thay đổi sau phẫu thuật.
6. Những câu hỏi nên đặt ra khi gặp bác sĩ
+ Cuộc phẫu thuật sẽ được thực hiện như thế nào?
+ Những trường hợp khẩn cấp nào có thể xảy ra trong ca phẫu thuật và sẽ được xử lý như thế nào?
+ Việc phẫu thuật có thể có những biến chứng gì và được bác sỹ “bảo hành” sau đó ra sao?
+ Sau khi giải phẫu, bác sỹ có tiếp tục trả lời các thắc mắc của bạn qua điện thoại hay e-mail?
+ Chi phí của cuộc phẫu thuật bao gồm thuốc men là bao nhiêu?
+ Thống nhất về sự thay đổi, chọn size túi ngực trước khi nâng
7. Cách chọn size túi ngực phù hợp
Đây là một lựa chọn khó khăn cho hầu hết phụ nữ, bởi nó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng sau khi đã giải phẫu. Nhiều phụ nữ hình dung sẵn trong đầu một kích cỡ áo ngực mới trước khi đến với cuộc giải phẫu. Tuy nhiên, tốt hơn hết là tham khảo các hình ảnh trước và sau phẫu thuật của những người có hình dáng tương tự với bạn do bác sỹ phẫu thuật cung cấp, sau đó chọn cho mình cỡ phù hợp.
Chọn size túi ngực bằng máy Divina 3D tại Viện nâng ngực chuyên sâu JW
Tại Bệnh viện JW Hàn Quốc, khách hàng sẽ được chọn size túi ngực phù hợp dựa vào kết quả của máy mô phỏng 3D Divina. Máy sẽ dựa vào số đo cơ thể, từ đó quét toàn bộ dáng ngực để đưa ra gợi ý về size túi ngực phù hợp.
Nhờ hệ thống máy này, bạn sẽ dễ dàng chọn được size túi ngực phù hợp.
8. Những điều cần chuẩn bị trước khi nâng ngực
+ Không nên uống thuốc aspirin hoặc các sản phẩm chứa aspirin hai tuần trước khi phẫu thuật, bởi thuốc này ảnh hưởng đến khả năng cầm máu.
+ Không ăn uống trong vòng sáu giờ trước khi phẫu thuật.
+ Không uống bia rượu trong vòng 24 giờ trước khi phẫu thuật.
+ Cần có người chăm sóc bạn từ 2–5 ngày sau phẫu thuật.
+ Không nên xịt nước hoa, dùng chất khử mùi khi đến phẫu thuật.
*Lưu Ý: kết quả thẩm mỹ phụ thuộc vào đường nét có sẵn và cơ địa của từng người